Phân tích bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải- bài I) trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh

Tảo giải 1 là một trang nhật kí bằng thơ ghi lại hiện thực nhà tù cũng như tâm trạng của người tù trong cuộc chiến đầy ải từ nhà giam này đến nhà giam khác.

Hai dòng thơ đầu mang tính cổ điển vì đề tài hướng về thiên nhiên. Tiếng gà gáy lần đầu là âm thanh trên mặt đất, còn sao trăng quần tụ với nhau, tỏa ánh sáng và sự vật trên bầu trời. Một hình tượng cảm nhận bàng thính giác kết hợp với hình tượng cảm nhận bằng thị giác đã tạo nên bút pháp chấm phá rất tiêu biểu của Đường thi. Đáy chính là linh hồn của bức tranh lúc trời còn chưa sáng ở miền núi thuộc tỉnh Quảng Tây. Thật ra, khi nói về cảnh sáng sớm, người xưa cũng dùng hai hình ảnh là tiếng gà gáy và mảnh trăng vì thế hai câu đầu trong bài thơ mang tính quy phạm cổ điển. Tuy nhiên, trong thơ Bác tiếng gà gáy và mảnh trăng xuất hiện với cái nhìn độc đáo của người viết.

tảo giải hồ chí minh

Câu thơ mở đầu là một thông báo thời gian, chứng tỏ người tù ra đi từ rất sớm:

Gà gáy một lần đêm chửa tan.

Bản dịch thơ đã truyền tải được đúng ý của tác giả. Để báo hiệu trời sáng, người phương Đông thường mượn âm thanh của tiếng gà gáy. Thời gian với người xưa được tính bằng đêm năm canh, ngày sáu khắc. Như vậy, tiếng gà gáy lần đầu trong đêm chỉ là những tín hiệu mơ hồ. Chỉ khi gà gáy lần thứ hai, thứ ba thì chúng ta mới cảm nhận thời gian chuyển sang buổi sáng.

Gà gáy một lần là tường thuật, là ghi lại một hình tượng âm thanh khách quan, còn đèm chửa tan là một suy luận phán đoán. Theo chuẩn mực ý tại ngôn ngoại của Đường thi thì không cần thông báo thứ hai, đọc giả cũng hiểu rằng đêm chưa tan.

Chính ý thức đêm chưa tan đã tạo ra hai thế giới tâm hồn trong người tù Hồ Chí Minh. Trước lúc có tiếng gà gáy thì người tù ấy là một thi nhân đang mải mê tìm cảm hứng thi ca. Sau khi tiếng gà gáy, người thi nhân ấy đã quay lại với hiện thực, nhận ra mình là một người tù. Ý thức về thời gian bao giờ cũng cho người ta ý thức được hoàn cảnh thực tại của chính mình.

Ba tiếng dèm chửa tan còn là khát khao của người tù, là cách nhìn biện chứng luôn hướng về sự sống, về ánh sáng trong phong cách của Hồ Chí Minh. Đêm chưa tan có nghĩa là gà gáy lần hai, lần ba thì đêm sẽ tan. Đêm chưa tan nhưng quy luật tất yếu của vạn vật là bình minh sẽ thay thế đêm tàn. Và trong bài Tảo giải, Bác cũng nhắc đến quy luật này.

Trong ngục giờ đây còn tối mịt
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.

Nếu câu đầu là sự cảm nhận bằng thính giác, bằng âm thanh dưới mặt đất thì câu thơ thứ hai là bức tranh, không gian được cảm nhận bằng thị giác.

Quần tinh ủng nguyệt thưởng thu san.
(Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn)

Bản dịch thơ đã không nói được những nội dung của nguyên tác. Hai chữ quần tinh mang màu sắc nhân hóa. Đó là những ngôi sao tự chúng tập hợp lại với nhau một cách rất tự nhiên. Cụm từ ủng nguyệt nên dịch là ôm ấp, gắn bó với vầng trăng. Khi nói chòm sao nâng nguyệt ta thấy sao trăng không có mối quan hệ bình đẳng. Bởi vì sao thì chủ động còn trăng thì rất bị động, cần có sự nâng đỡ thì mới đi hết cuộc hành trình. Thực chất, ở đây sao trăng cùng giúp nhau, cùng hỗ trợ cho nhau, tất cả đều là chủ động.

Trong bức tranh này, đỉnh núi mùa thu là cái mốc rất quan trọng, để chia cảnh vật thành hai không gian: dưới núi mùa thu là đêm tối, là gió rét, là con đường đày ải xa thăm thẳm; trên đỉnh núi là bầu trời tự do, thoáng đãng mênh mông, ơ đây là ánh sáng bình yên, là không có giá rét đang thổi ào ạt từng trận. Trong cảm quan của Hồ Chí Minh, hình tượng sao trăng đang đi vào cuộc hành trình thú vị. Sao trăng ấy đã đi từ dưới núi mùa thu. Khi có tiếng gà gáy lần đầu, chúng đã lên được đĩnh núi. Nhưng cuộc hành trình vẫn chưa kết thúc, sao trăng vẫn tiếp tục rời xa ngọn núi, để đi vào bầu trời của tự do, hạnh phúc.

Như vậy, người tù lên tù trong đêm tối không chỉ có một mình. Sao trăng vốn là bầu bạn của Bác, giờ đây đang đồng hành cùng người. Cái nhìn sao trăng đã chứa đựng một niềm tin lạc quan vào ngày mai, vào tương lai tươi sáng. Sao trăng đi từ dưới chân núi lên đỉnh núi rồi hướng đến bầu trời mênh mông, cũng giống như Hồ Chí Minh tin vào cuộc hành trình của mình: vượt qua gian nan khổ ải nhất định có ngày đến được vương quốc của tự do.

Hai dòng thơ sau mang tính hiện đại. Xuất hiện hình tượng của con người. Đây là linh hồn của bài thơ tứ tuyệt.

Câu thơ thứ ba cho ta một ấn tượng rất mạnh:

Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng.
(Người đi cất bước trên đường thẳm)

hồ chí minh 3

Hai chữ chinh nhân như muốn nói đến những anh hùng hào kiệt xưa ra đi vì đại nghĩa. Họ ra đi với niềm tin chiến thắng, chấp nhận đương đầu và dấn thân đến cùng với nguy hiểm. Còn bản dịch thơ thì lại cho thấy một người tù hết sức bình thường, rất bị động trên con đường đày ải. Chinh nhân tương hợp với tinh đồ. Một con đường xa thăm thẳm, đầy trở ngại, có thể phải trả giá bằng cả tính mạng. Hai chữ chinh lặp lại tạo ấn tượng hoành tráng, lãng mạn, rất cao cả của người ra đi vì nghĩa lớn. Chinh nhân không đơn giản chỉ là người đi nhỏ bé, mệt mỏi trên đường thẳm.

Hai từ dĩ tại đều là thanh trắc gợi sự rắn rỏi, chắc nịch, kiên quyết và hết sức chủ động của chinh nhân với chinh đồ. Người tù rời khỏi nhà lao khi Gà gáy một lần đêm chửa tan. Người chinh nhân ấy đang dấn thân vào con đường chinh đồ với một niềm tin, niềm hi vọng vào quy luật tất yếu của cuộc sống: hết khổ là vui, vốn lẽ đời. Bản dịch thơ lại đối lập hẳn với nguyên tác. Ba tiếng trên đường thẳm dường như đối lập với chinh đồ thượng. Đó là hình ảnh của một con người cất bước một cách nặng nề, lê bước vì mệt mỏi; con người ấy biết rằng phía trước là hiểm nguy nên đầy lo lắng, bâng khuâng. Rõ ràng đây là hình ảnh trái ngược hẳn với người tù vĩ đại Hồ Chí Minh.

Hơn nữa, cái hay của câu thơ thứ ba là mọi đơn vị ngôn ngữ đều có quan hệ với nhau để tạo nên các biện pháp tu từ. Trong bảy tiếng thì chinh nhân và chinh đồ tạo nên khác biệt, tạo sự song hành ứng chiếu. Ba tiếng còn lại cho ta ngữ khí rất mạnh, rất khí thế vì tất cả đều là thanh trắc. Câu thơ giàu ngữ khí ấy tạo ra một hình tượng nhiều tính lãng mạn.

Câu thơ cuối đã hoàn chỉnh bức chân dung người chinh nhân thông qua hình tượng rất đẹp, hào hùng và rất lãng mạn.

Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
(Rát mặt đêm thu trận gió hàn)

Về phương diện nhật kí thì đây là một thông báo ghi lại sự thật cụ thể. Đi trên những con đường miền núi hẻo lánh thuộc tỉnh Quảng Tây vào tiết thu trong đêm thấy, ai cũng cảm thấy được cái lạnh dữ dội của những đợt gió thu.

Hiểu trên phương diện nhật kí, thì người ta cho rằng hai chữ nghềnlĩ diện nên hiểu là gió thu thổi vào mặt. Người ta cũng cho rằng không nên đối kháng với thiên nhiên, không nên đón trận gió thu mạnh vốn rất vô cảm. Đây là lí do vì sao bản dịch thơ viêt rát mặt đềm thu trận gió hàn.

Nhưng khi đối chiếu với nguyên tác, ta thấy hoàn toàn người chinh nhân tê tái trước gió thu, thì làm sao có việc rát mặt được. Người tù đi trong đêm nhưng cảm quan nghệ thuật thì hoàn toàn sáng. Với Bác chỉ có gió thu chứ không có đêm thu. Có lẽ gây ấn tượng mạnh mẽ cho câu thơ và cả bài thơ chính là hai chữ trận trận được lặp lại với ngữ khí hào hùng. Gió thu nổi lên hết trận này đến trận khác, đợt sau nhanh hơn, mạnh hơn và dữ dội hơn.

Người chinh nhân đã tự coi mình như cánh chim bay ngược bão táp mưa sa, đang đón đợi một cách chủ động và bình thản trước những trận gió thu ào ạt thổi tới. Câu thơ mang ý nghĩa ẩn dụ. Nó tạo nên tư thế của một con người can trường, bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Hồ Chí Minh đã đón nhận những ngọn gió thu rát vào mặt, làm bạn với thiên nhiên dữ tợn, lấy những thử thách ấy để rèn luyện ý chí, hoàn thiện chân dung đích thực của con người.

Có lẽ cảm nhận được những ý nghĩa sâu xa này nên khi bình hai câu cuối của bài Tảo giải I, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Tác phẩm có âm hưởng trầm hùng của hành khúc lèn đường. Đó là tiếng hát của người đi đày”.

Viết bình luận