Nhà triết học Hi Lạp, Dê-nông nói với một người bẻm mép: Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên?
1. Tìm hiểu đề
Đề văn yêu cầu trình bày cách hiểu về câu nói của nhà triết học Hi Lạp cổ đại Dê-nông, trên cơ sở đó đưa ra được những ý kiến đánh giá, bình luận về những vấn đề đặt ra trong ý kiến ấy.
Để thực hiện yêu cầu của đề, HS trước hết cần cắt nghĩa được ý nghĩa câu nói trên cơ sở xác định ý nghĩa của các hình ảnh “tai”, “miệng”, tương quan hai và một, khả năng cần thể hiện của tai và miệng theo tương quan đó. Sau khi xác định rõ ý nghĩa của ý kiến, HS cần tập trung thực hiện yêu cầu thứ hai của đề bài: đề xuất ý kiến của cá nhân mình về vấn đề đặt ra. Để đề xuất ý kiến, HS cần giảng giải cho rõ nghĩa lí của vấn đề ấy: Tại sao con người cần lắng nghe nhiều hơn? Tại sao cần nói ít hơn? Từ đó, HS có thể phê phán những biểu hiện không đúng đắn như nói mà không làm, không chịu lắng nghe ý kiến người khác và tự liên hệ để rút ra bài học cho bản thân.
2. Dàn ý sơ lược
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề.
- Trích dẫn ý kiến.
Thân bài:
1. Cắt nghĩa ý kiến:
- Cắt nghĩa từ ngữ, hình ảnh: “tai”, “miệng”, “hai tai - một miệng”.
- Khái quát ý nghĩa của ý kiến: Con người cần biết lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn.
2. Lí giải vấn đề:
- Vai trò và mức độ cần thiết của việc “nghe”.
- Vai trò và mức độ cần thiết của việc “nói”.
- Tác hại của việc nói nhiều, nghe ít.
3. Đề xuất ý kiến của bản thân mình:
- Đánh giá giá trị ý kiến của Dê-nông.
- Rút ra bài học.
Kết bài:
- Có thể liên hệ với một câu chuyện, sự việc cụ thể rồi chót lại vấn đề.
3. Dàn ý chi tiết
Mở bài:
- Trong cuộc sống, con người cần lắng nghe để tiếp nhận thông tin về các vấn đề của đời sống song cũng rất cần cất lên tiếng nói để thể hiện cái tôi của bản thân. Nghe và nói vừa là nhu cầu, vừa là trách nhiệm của con người. Vấn đề nằm ở chỗ ta cần xác định mức độ cũng như mục đích để điều tiết hợp lí hai hoạt động sông đó.
- Ý kiến của nhà triết học Hi Lạp cố đại Dê-nông: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.
Thân bài:
1. Cắt nghĩa ý kiến:
a. Cắt nghĩa từ ngữ, hình ảnh:
- “Tai”: cơ quan thính giác có chức năng thu nhận âm thanh, tiếng động nên trở thành biểu tượng cho khả năng và nhiệm vụ tiếp nhận thông tin.
- “Miệng”: cơ quan phát âm có chức năng chuyển tải ý nghĩ, cảm xúc thành lời nói nên trở thành biểu tượng cho nhu cầu thể hiện, bộc lộ con người cá nhân của người nói.
- “Hai tai “ và “một miệng”: là cấu trúc diện mạo tự nhiên của con người song khi gắn với ý nghĩa biểu tượng của mỗi hình ảnh lại thể hiện một tương quan giữa nghe và nói.
b. Khái quát ý nghĩa của ý kiến:
- Đối tượng trực tiếp của ý kiến là một người bẻm mép (nói nhiều và nói khéo cốt để làm vừa lòng người khác): nhắc nhở và phê bình với mục đích hạn chế những lời nói không thực sự cần thiết.
- Đối tượng gián tiếp của ý kiến là tất cả mọi người: lời khuyên con người cần biết lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn.
2. Lí giải vấn đề:
a. Vai trò và mức độ cần thiết của việc “nghe”:
- Vai trò của việc “nghe”:
+ Tiếp nhận những thông tin, kiến thức cần thiết để có thêm hiểu biết. + Nhận biết thái độ, cách đánh giá của người khác để tự điều chỉnh và
hoàn thiện bản thân.
+ Hiểu rõ sự đa dạng, phức tạp của cuộc sống để có cách ứng phó, xử lí đích đáng.
- Mức độ cần thiết của việc “nghe”:
+ Cần biết lắng nghe trong mọi hoàn cảnh, điều kiện, tình huống khác nhau.
+ Cần kết hợp với khả năng phân tích, chọn lọc để việc lắng nghe thực sự có ích, có ý nghĩa.
b. Vai trò và mức độ cần thiết của việc “nói”:
- Vai trò của việc nói:
+ Hành vi thể hiện nhu cầu của bản thân.
+ Bày tỏ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, quan điểm, cách nghĩ của cá nhân để người khác hiểu về mình và tạo môi quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa mình và người khác. .
+ Hành động có ý nghĩa tác động làm thay đổi nhận thức, quan niệm, tư tưởng của người khác.
- Mức độ cần thiết của việc “nói”:
+ Trong trường hợp có thể chắc chắn về tác dụng của việc nói hoặc có trách nhiệm bộc lộ ý kiến, quan điểm cá nhân thì việc nói là rất cần thiết.
+ Khi mục đích của việc nói chưa thật rõ ràng, chính đáng, nội dung cần nói chưa được cân nhắc, chọn lọc sao cho có hiệu quả thì tốt nhất là nên cẩn trọng.
+ Cần căn cứ vào hoàn cảnh, đôi tượng, tính chất của quan hệ để xác định nội dung, cách thức và mức độ cần thiết của việc nói.
c. Tác hại của việc nói nhiều, nghe ít:
- Tác hại của việc nói nhiều:
+ Khi nói quá nhiều, ta sẽ không còn cơ hội để lắng nghe, hậu quả là tự mình thu hẹp khả năng tiếp nhận thông tin và hạn chế sự giao lưu đa chiều.
+ Khi nói nhiều sẽ dẫn đến lời nói thiếu chọn lọc, ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng của lời nói.
+ Khi nói nhiều sẽ làm cho người nghe mệt mỏi, chán ngán và căng thẳng đầu óc có hại cho các mối quan hệ của chính mình.
- Tác hại của việc nghe ít:
+ Giảm cơ hội và khả năng tiếp nhận thông tin.
+ Hạn chế tầm hiểu biết về con người và cuộc sông xung quanh mình.
+ Không tận dụng được một “kênh” giao lưu tình cảm, tạo ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ, nhất là những mối quan hệ tình cảm giữa các cá nhân.
3. Đề xuất ý kiến:
a. Đánh giá giá trị ý kiến của Dè-nông:
- Là ý kiến đúng đắn xuất phát từ sự hiểu biết sâu sắc về vai trò, tác dụng và tương quan hợp lí của các hoạt động nghe và nói.
- Là một lời khuyên chân thành, thấm thìa góp phần nâng cao ý thức và tầm văn hoá cho con người.
b. Rút ra bài học:
- Nói là cần thiết song nếu nói mà không làm sẽ gây mất niềm tin của người khác và tự hạ thấp giá trị bản thân mình.
- Chỉ nói mà không biết lắng nghe sẽ tự cô lập mình và khiến bản thân mình nghèo đi cả về nhận thức, tình cảm và các cơ hội để tạo lập, củng cố những mối quan hệ giữa con người trong cuộc sông.
Kết bài:
- Kể vắn tắt câu chuyện dân gian về “Mâu” và “Thuẫn”.
- Khẳng định ý nghĩa của việc lắng nghe: để thấu hiểu, để tự hoàn thiện bản thân và để có định hướng cho hành động, trong đó có cả chính hành động “nói”.
Viết bình luận