Câu chuyện cứu người chết đuối. Anh (chị) suy nghĩ gì về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện trên?

cứu người chết đuối

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. Hướng dẫn chung

Đây là câu nghị luận xã hội, yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ từ câu chuyện Cứu người chết đuối.

    - Trước hết học sinh phải hiểu đúng ý nghĩa câu chuyện, từ đó bàn luận về việc “cho” và “nhận”, “hưởng thụ” và “cống hiến” trong cuộc sống, đồng thời nêu được bài học cho bản thân.

    - Để trình bày suy nghĩ, học sinh phải biết vận đụng cần thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận, liên hệ mở rộng..., và có dẫn chứng xác thực. 

II. Hướng dẫn cụ thể

1. Giải thích

    - Truyện cười dân gian rất thú vị, đằng sau tiếng cười là những bài học sâu sắc về lẽ sống. Câu chuyện một người sắp chết đuôi, cơ hội được sống rất ít nhưng lại từ chối đưa tay ra cho người khác nắm lấy để cứu vì vẫn không từ bỏ thói quen chỉ nhận (“cầm lấy”) chứ không quen cho (“đưa... cho”) người khác, khiến ta suy nghĩ về “cho” và “nhận” (hưởng thụ và cống hiến) trong cuộc sống.

    - “Cho” và “nhận” (hưởng thụ và cống hiến) đều là những quy luật của tự nhiên và của xã hội loài người, chúng có liên quan chặt chẽ với nhau, tuy đôi lập nhưng lại thống nhất trong lối sống của một con người.

2. Bàn luận

    - “Cho” (cống hiến) và “nhận” (hưởng thụ) xứng đáng được ngợi ca với tinh thần sống vì mọi người. Khi đó “cho” là hạnh phúc.

    - Chỉ biết “nhận” (hưởng thụ) mà không muôn “cho” (công hiến) là đáng phê phán.

    - Khi đã công hiến, đã “cho” đi thì ta có quyền hưởng thụ xứng đáng với những gì ta đã nỗ lực hỉ sinh, vì đó là sự công bằng. Nhưng không “cho” (cống hiến) mà cứ “nhận” (hưởng thụ) hoặc chỉ “cho” (công hiến) mà không “nhận” (hưởng thụ) thì cũng đều là bất công, sẽ phải trả giá đắt.

    - Trong cuộc sống, nếu chỉ “cho” (công hiến) mà không “nhận” (hưởng thụ) thì khó duy trì được lâu dài, không tạo ra động lực phấn đấu. Nhưng nếu như “cho” mà lại đòi hỏi đền đáp thì sự “cho” cũng mất đi giá trị đích thực.

3. Bài học nhận thức và hành động

    - Phải biết sống sẻ chia với bạn bè, đồng loại thì cuộc sống mới có ý nghĩa.

    - Phải có sự hài hòa giữa “cho” (cống hiến) và “nhận” (hưởng thụ) thì cuộc sống mới trọn vẹn.

Viết bình luận