Cảnh thu, tình thu trong hai bài thơ “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến và “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu
Mùa thu xứ Bắc, mùa thu đẹp tiêu biểu cho mùa thu của quê hương Việt Nam, đã trở thành cảm hứng cho các nhà thơ xưa nay. Tùy theo quan điểm thẩm mĩ mà cảnh thu, tình thu hiện lên trong thơ với vẻ đẹp riêng. Hai nhà thơ lớn trong nền văn học nước nhà là Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu đã có hai bài thơ đặc sắc về mùa thu là “Thu vịnh” (Nguyễn Khuyến) và “Đây mùa thu tới” (Xuân Diệu). Có gì khác nhau và giông nhau trong cảnh thu, tình thu của hai bài thơ nổi tiếng đó?
Chỗ giông nhau của hai bài thơ là Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu, hai nhà thơ lớn của dân tộc đều thể hiện cảnh thu, tình thu đẹp nhưng buồn. Nỗi buồn của thi nhân thấm đẫm trong cảnh vật và được biểu hiện trong những hình thức nghệ thuật mĩ lệ. Chỉ một khổ thơ đầu của hai bài thơ, chúng ta nhận ra sự giông nhau đó:
“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc la pha gió hắt hiu
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.”
(Thu vịnh)
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.”
(Dây mùa thu tới)
Song cảnh thu, tình thu trong hai bài thơ có nhiều nét khác nhau. Vì hai bài thơ đó là sản phẩm nghệ thuật của hai con người, hai tâm hồn khác nhau, hai thời đại khác nhau, hai quan điểm thẩm mĩ khác nhau. Nguyễn Khuyến là nhà nho uyên bác, bất đắc chí (là quan nhà Nguyễn, đã cáo quan trở về), ông quen thuộc với đồng quê. Xuân Diệu là một trí thức mới, Tây học, đã cảm sâu được nỗi đau của thời thê “Tôi đi giữa đời như một kể bị lột da”. Quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Khuyên còn trong phạm trù cồ điển. Còn Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn, “một nhà thơ mới nhất của thơ mới”, một nhà thơ hiện đại với bao nhiêu đổi thay trong nếp sống, nếp cảm và xảo năng thi ca.
Cảnh thu trong bài “Thu vịnh” là cảnh thu của làng quê Việt Nam thời thực dân phong kiến, dưới cái nhìn của một bậc đại trí đã lui về ẩn dật nơi thôn dã. Không gian hẹp, mở ra bằng chiều cao với sắc trời đặc trưng của mùa thu xứ Bắc.
“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.”
Đường nét đơn sơ, màu sắc thanh đạm, không khí hiu hắt, gió nhẹ, gió heo may mùa thu. Ao thu “nước biếc” với sương khói phủ nhạt nhòa. Trăng thân mật đến lặng lẽ với thi nhân như một tri kỉ:
“Song thưa để mặc bóng trăng vào.”
Hoa mùa thu không đổi, không sắc màu hoa năm ngoái và âm thanh thì lạc lõng với tiếng ngỗng trời lạnh cả không gian. Tình thu man mác, đượm buồn của một tâm hồn bỏ ngỏ, in đậm sắc màu và dội vang âm thanh của mùa thu.
“Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.”
Buồn trước mùa thu, nhà thơ đã mất hết cảm giác về thời gian và không gian, thời gian như ngưng đọng, không gian như lạc lõng. Thi hứng đến thì nhà thơ lại thẹn với ông Đào:
“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”
Nhà thơ nói “thẹn với ông Đào” cũng là một cách biểu hiện nỗi đau nhân thế trước mùa thu của xứ sở. Kể ra về tri thức cụ Nguyễn chẳng có gì phải “thẹn” với cụ Đào. Ông Đào là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh) là một nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng về tài thơ lẫn khí phách, ông đã từng làm quan và chán ghét cuộc sống quan trường. Ông đã từ quan và có bài thơ “Quy khứ lai từ” rất nổi tiếng, về tài hoa, cụ Nguyễn cũng chẳng có gì phải “thẹn” với cụ Đào. Có lẽ cụ Nguyễn thẹn với cụ Đào là ở nhân cách, ở khí tiết. Cụ Đào đã từ quan một cách dứt khoát, trở thành nhân vật lừng danh về khí tiết trong giới quan trường Trung Hoa. Còn cụ Nguyễn thì lúng túng khi ra làm quan, lừng khừng khi từ quan. Đã về ẩn dật rồi, cụ Nguyễn vẫn còn chưa nguôi ân hận về những năm tham gia guồng máy thôi nát, tàn bạo của bọn thực dân, phong kiến thời bấy giờ.
Tình thu trong “Thu vịnh” đượm buồn trong cảnh thu và cắn rứt trong lòng thi nhân.
Cảnh thu trong “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu là cảnh thu Hà Nội. Nếu hồn thu trong “Thu vịnh” là cây trúc thì hồn thu trong “Đây mùa thu tới” là cây liễu:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.”
Cảnh buồn mà đẹp. Nỗi buồn mùa thu được miêu tả thật là hiện đại, những sợi liễu xanh mềm mại như những dòng lệ xanh buông xuống ngàn hàng, chịu tang cho những chiếc lá vàng ra đi. Hoa thì đã rụng cánh, màu sắc thì đang xung đột “Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”. Câu thơ tả sắc thu như vậy đứng bên cạnh câu thơ tả sắc thu của Nguyễn Khuyên thì chẳng khác gì một cụ nhà nho với áo lương khăn đóng, bên cạnh anh chàng thanh niên comlê cravat, giày da bóng lộn. Cảnh thu của Xuân Diệu cũng quạnh quẽ, đìu hiu, nhiễm linh hồn của thi nhân nặng hơn. Chẳng những là gió heo may rung rinh mà còn “run rẩy”, chẳng những là “nhánh khô gầy” mà còn “xương mỏng manh”. Trăng thu thì “tự ngẩn ngơ”, non xa thì “nhạt sương mờ”, những chuyến đò thì “vắng người sang”. Cảnh thu nhiễm tinh thần cô đơn của thi nhân như vậy chưa thấy trong thơ cổ điển mà Nguyễn Khuyến là đại biểu xuất sắc.
Cảnh thu của Nguyễn Khuyến thì vắng ngắt, chỉ có cái tôi trữ tình của thi nhân. Cảnh thu của Xuân Diệu cũng vắng vẻ đìu hiu, nhưng lại còn có bóng dáng con người, tâ't nhiên với Xuân Diệu phải là bóng dáng thiếu nữ:
“Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.”
Tình thu của cụ Nguyễn buồn, xót xa, cắn rứt. Tình thu của chàng thi sĩ Xuân Diệu buồn, cô đơn, khao khát sự sông trần thế, tha thiết giao cảm với đời. Nếu tình thu trong “Thu vịnh” mà mất đi chữ “thẹn” thì còn gì là Nguyễn Khuyến, cũng như nếu tình thu trong “Đây mùa thu tới” mất đi hình ảnh của “thiếu nữ” thì còn gì là Xuân Diệu!
Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu là hai nhà thơ lớn của dân tộc. Nguyễn Khuyến đại biểu xuất sắc của khuynh hương thơ cổ điển. Xuân Diệu đại biểu xuất sắc của khuynh hướng thơ lãng mạn. Cả hai tâm hồn lớn đều yêu say đắm mùa thu của xứ Bắc. Do điệu tâm hồn khác nhau và quan điểm thẩm mĩ khác nhau mà cảnh thu, tình thu của mỗi bài thơ mang một vẻ đẹp riêng. Mỗi vẻ đẹp đã tạo nên sức hấp dẫn kì lạ và đều bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương xứ sở sâu sắc, mặn nồng.
Viết bình luận