Văn phân tích: Tiêng Hát Đi Đày

Tố Hữu bị giam ở nhà lao Thừa Thiên, Lao Bảo, Quy Nhơn ba năm. Đầu năm 1942, Tố Hữu bị đày lên nhà lao Đắc Lay, nơi rừng thiêng nước độc ở Tây Nguyên, nơi đày ải các nhà tù chính trị mà bọn thực dân Pháp cho là nguy hiểm. Đường lên Đắc Lay núi non trùng trùng, đèo cao dốc sâu, rừng hoang heo hút, nhưng không thiếu cảnh hùng vĩ, thơ mộng đã gợi hứng cho Tố Hữu viết “Tiếng hát đi đày”.

tiéng hát đi đày

Mở đầu bài thơ là một khúc lục bát ghi lại hình ảnh của Quy Nhơn, nơi khởi đầu của cuộc chuyển lao:

“Đường qua mấy phố Quy Nhơn
Nhà sao trông lại yêu hơn mọi lần
Người đi quấn áo chen chân
Ờ sao như đã quen thân từ nào?”

Sau mấy năm bị lưu đày, nhà thơ cũng cảm thấy tha thiết với cuộc sống tự đo. Chỉ được nhìn thoáng qua trên chuyến xe chuyển lao mà nhà thơ cảm thấy đường sá, đường phố mới đáng yêu sao, những con người xa lạ trở nên gần gũi, “quen thân”:

“Người đi quấn áo chen chân
Ờ sao như đã quen thân từ nào?”

Phải yêu đời, yêu cuộc sống nhường nào mới có cái nhìn cuộc sống xao xuyến như vậy. Hai câu thơ ngoại cảnh mà thiên về nội tâm, với một người tù trẻ tuổi, cô quạnh thì cuộc sống thường nhật của phô phường cũng trở thành hội hè. Hình ảnh “Người đi quấn áo chen chân” gợi được không khí phố phường đông vui, màu sắc chen lẫn với âm thanh, thân ái biết chừng nào. Hình ảnh ấy còn gợi lên sự khát khao của người tù đối với cuộc sống tự do.

Xe chuyển rất nhanh. Mới đó mà phố phường đã xa, nhà cửa đã lơ thơ, đường đã vắng bóng người.

“Nhưng nhà dã rải lơ thơ
Người đi mấy bóng vẩn vơ trên đường
Đồng xanh gợn nhớ quê hương
Bơ vơ tiếng hát trên nương nắng chiều”

Ngoại cảnh đổi thay theo sự vận động của không gian, cảm xúc của nhà thơ cũng chuyển. Từ một chút lưu luyến với Quy Nhơn, giờ đây nỗi nhớ đã trùm lấy cả quê hương. Thơ chảy theo dòng cảm xúc, nhưng từ ngữ cũng không dễ dãi. Từ “rải” có giá trị tạo hình, làm hiện lên hình ảnh của ngôi nhà thưa thớt hoang sơ vùng đồi núi. Từ “gợn”, nếu sơ lược thì tác giả đã viết “gợi”. “Đồng xanh gợn nhớ quê hương”, “gợn” là sóng “gợn”, sóng của đồng xanh mà cũng là sóng lòng. “Đồng xanh” có thể là lúa, là bắp, là mía, sóng “gợn” rập rờn làm xao động lòng người đi đày biệt xứ.

Đi sâu vào núi rừng, càng xa cách những gì gần gũi yêu thương, nỗi buồn bắt đầu len vào tâm hồn nhà cách mạng trẻ tuổi:

“Xa rồi bóng dáng yêu thương củ
Nhạt nhạt ngàn xa buồn cô liêu...”

Thơ nói bằng lời và bằng nhạc. Hai nhịp một với hai thanh trắc (nhạt/nhạt). Rồi năm thanh bằng (ngàn xa buồn cô liêu) thật êm như nỗi buồn thấm vào lòng.

Sau hai câu thất ngôn hơi não ruột đó, tác giả trở lại điệu thơ lục bát miêu tả ngoại cảnh của xứ lạ:

“Đường lên xứ lạ Kông Turn
Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao.
Thông reo bờ suối rì rào,
Chim chiều chiu chít, ai nào kêu ai?”

Cảnh đi đày thật là bi đát nhưng hồn thơ vẫn không tắt trong lòng người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. Thơ hiện lên như tranh với đường đèo chật chội vòng vo “quanh quanh đèo chật”, với “trùng trùng núi cao” thật là hùng vĩ. Nhạc rừng cũng thật lạ tai:

“Thông reo bờ suối rì rào,
Chim chiều chiu chít, ai nào kêu ai?”

Ba âm “r” tạo sự hòa điệu của tiếng “thông reo” và tiếng suối “rì rào”. Bốn âm “ch” với từ láy “chiu chít” làm nổi bật âm thanh ríu rít của tiếng chim và sự xao động của lòng người cô quạnh trước bản nhạc chiều của núi rùng.

phan-tich-doan-dau-bai-tho-tieng-hat-di-day-1

Qua Đắc Sút, Đắc Pao, Tố Hữu đau lòng nhớ lại các nhà cách mạng đàn anh đã từng bị đày ải, bị roi vọt, gông cùm, bị thảm sát một cách tàn bạo:

“Chao ôi, xưa cũng chốn này đây
Thân bạn vùi xương dưới gốc mây
Roi vụt, rát tay bầy lính rợ
Máu dầm khoái mắt lũ đồn Tây!
Mỗi hòn đá đó, bao hòn huyết
Một khúc cầu đây, mấy khúc thây!”

Từ những câu lục bát trữ tình mượt mà, tác giả đã chuyển sang câu thơ thết ngôn rắn rỏi, dồn nén đau thương, căm hận. Câu thơ khi đầy thương cảm (“Thân bạn vùi xương dưới gốc mây”), khi thì uất hận, căm hờn (“Roi vụt rát tay bầy lính rợ, Máu dầm khoái mắt lũ đồn Tây”). Hình thức đối trong thơ Đường đã được tác giả vận dụng để diễn tả những mất mát, hi sinh của bậc cách mạng đàn anh, và nỗi xót xa nghẹn uất của nhà thơ trước một thực tế phũ phàng:

“Mỗi hòn đá đó, bao hòn huyết
Một khúc cầu đây, mấy khúc thây!”

Ngoại cảnh chuyển, thơ chuyển. Những câu thơ lục bát diễn tả cảnh heo hút của Đắc Lay và nỗi lòng của người tù chốn lưu đày:

“Đường lên đỉnh núi Đắc Lay
Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim
Gà đâu gáy động im lìm
Mơ ma mấy xóm tranh chìm trong mây
Đồn xa heo hắt cờ bay
Hiu hiu phất lại buồn vây vây lòng”

Những từ láy: láy vần “im lìm”, láy âm “heo hắt” và đặc biệt là những từ láy tiếng “heo heo”, “mơ mơ”, “hiu hiu”, “vây vây” có giá trị tạo nhạc, một khúc nhạc buồn. Cảnh Đắc Lay hiu hắt quá, một tiếng gà gáy chỉ làm tăng thêm sự “im lìm” của chốn hoang vu. Mấy xóm nhà tranh chìm trong mây như hư như thực. Đẹp mà buồn. Lá cờ tam tài (cờ Pháp) “heo hắt” trước đồn Tây như là hiện diện của sự chết chóc:

“Đồn xa heo hắt cờ bay
Hiu hiu phất lại buồn vây vây lòng”.

Ấn tượng về nỗi buồn thời thế như vậy thật là thi sĩ!

Bài thơ kết thúc bằng khát vọng vượt ngục:

“Có ai hiểu nỗi hờn ghê gớm
Trên mắt người trông với núi sương
Núi hỡi! Từ đây băng xuống đó
Chừng bao nhiêu dặm, mẩy đêm đường”?

Bao nhiêu đau thương, căm hờn dồn nén, tất yếu phải dẫn đến tư tưởng “nổi loạn” tháo cũi sổ lồng. Trong lời độc thoại nội tâm, ta nhận ra khí phách của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Căm hờn “ghê gớm” nhưng vẫn trầm tĩnh, sáng suốt dự tính cho một cuộc vượt ngục:

“Núi hỡi! Từ đây băng xuống đó
Chừng bao nhiêu dặm mấy đêm đường?”

Từ tư tưởng “nổi loạn” đó đã dẫn người chiến sĩ cộng sản Tố Hữu đến hành động. Tháng 3 năm 1942, Tố Hữu vượt ngục Đắc Lay về tiếp tục hoạt động cách mạng.

Bài thơ “Tiếng hát đi đày” giàu về hình ảnh, phong phú về âm điệu. Hình ảnh thơ có sự xôn xao của đời sống, diễn tả được sự gắn bó tha thiết của người chiến sĩ cộng sản với quê hương đất nước. Còn sự phong phú về nhạc điệu là kết quả của sự kết hợp khéo léo giữa hai thể thơ lục bát và thất ngôn. “Tiếng hát đi đày” phát huy truyền thống bất khuất của các chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ và các bậc chiến sĩ đàn anh. Nét riêng đầy sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu là cái tôi trữ tình bộc lộ một cách mãnh liệt. Niềm đau, nỗi buồn khát vọng đều chân thật, đều mang dấu ấn của một tâm hồn trẻ trung lạc quan, phơi phới, của một tài hoa tuy còn non trẻ nhưng đã có dấu hiệu của một nhà thơ cách mạng hàng đầu sau này.

Viết bình luận