Văn phân tích: Mái Tóc Xanh

Thi sĩ từ Đông sang Tây, viết về tình yêu thường dùng biểu tượng như biển với Xuân Diệu, như trăng và Hàn Mặc Tử, như sóng với Xuân Quỳnh, như Anh đào với Vichto Huygô và như Bạch dương với Ê-xê-nhin.

Bạch dương là một loài cây rất Nga, bạch dương có vẻ đẹp quyến rũ và bí ẩn như những cô gái Nga. Ê-xê-nhin viết bài thơ “Mái tóc xanh’^ là để tặng L.J.Ka-si-na, nhưng không thấy một nàng thiếu nữ nào trong bài thơ mà chỉ thấy nhà thơ trò chuyên với bạch dương và bạch dương kể chuyên về chàng chăn cừu si tình. Lối tỏ tình xa xôi bóng bẩy như vậy thật là “rất mực tao nhã” (chữ của Hoàng Ngọc Hiến).

Nhịp điệu của bài thơ “Mái tóc xanh” khác hẳn với nhịp điệu của bài thơ “Thư gửi mẹ”, như bước chân trầm tư của người già và bước chân hồn nhiên của thiếu nữ. Chỉ bằng mấy nhịp thơ là hình ảnh của bạch .dương hiện ra trẻ trung, xinh đẹp, đầy quyến rũ:

“Mái tóc xanh
Lồng ngực tròn thiếu nữ,
Ôi bạch dương, bạch dương mảnh dẻ,
Cớ chi người nhìn mãi xuống đầm?”

mái tóc xanh 1

Ê-xê-nhin có cái nhìn thật là thi sĩ. Nhà thơ nhận ra được cái hồn của bạch dương và với bút pháp nhân hóa, bạch dương hiện ra xinh đẹp như một thiếu nữ Nga. Vòm lá xanh rờn của bạch dương như là “mái tóc xanh” của thiếu nữ, trẻ trung, tươi đẹp. Thân bạch dương tròn, trắng mịn như “lồng ngực tròn thiếu nữ”. Trong nguyên văn, câu thơ này gợi chứ không tả, chỉ nói “ngực thiếu nữ”. Thơ mà tả thì cạn kiệt, gợi thì mênh mang. Hình dáng của bạch dương “mảnh dẻ”, vẻ đẹp đầy cám dỗ của phái yếu. Câu thơ dịch điệp từ “bạch dương” càng tăng cường chất nhạc cho câu thơ:

“Ôi bạch dương, bạch dương mảnh dể,
Cớ chi người nhìn mãi xuống đầm?”

Câu hỏi tu từ đầy suy tư khiến cho bạch dương không còn là một loài cây nữa mà là một Ka-si-na nào đó còn tự ngắm vẻ đẹp của mình mà chưa để ý đến chàng thi sĩ. Hình tượng thơ sao mà đẹp! Nàng bạch dương, thân trắng muốt, mảnh dẻ, cứ “nhìn mãi xuống đầm” làm cháy lòng chàng thi sĩ đa tình.

Bạch dương đầy bí ẩn như người tình muôn thuở đầy bí ẩn. Sự im lặng của bạch dương làm xao động trái tim thi sĩ. Mà cũng chỉ có bạch dương thôi, không có một Ka-si-na nào cả, nghĩa là mạch thơ vẫn được giữ kín đến cùng bằng biểu tượng:

“Gió nói gì bên tai người thì thầm?
Và cát nữa, cát nói điều gì vậy?
Hay ngươi muốn vầng trăng làm lược chải
Ấm êm trên mái - tóc - cây - cành?”

Mở ra sự giao hòa với vũ trụ (gió nói gì, cát nói gì) khiến cho bạch dương càng bí ẩn, huyền diệu. Nhà thơ hỏi bạch dương mà gợi ra vẻ đẹp của người tình, tỏ tình như vậy kín đáo, tế nhị và tao nhã biết bao!

“Hay ngươi muốn vầng trăng làm lược chải
Ấm êm trên mái - tóc - cây - cành?”

Những khát khao của người tình cũng được bộc lộ trong lời trò chuyện với bạch dương:

“Hãy kể ta nghe những bí mật đời mình
Những ý nghĩ giấu trong từng thớ gỗ,
Ta yêu tiếng xạc xào buồn bã
Của người vào mỗi độ thu sang”.

Ê-xê-nhin cũng là người tình muôn thuở cứ muốn khám phá những bí mật của người tình. Tứ thơ gợi nhớ tứ thơ của Xuân Diệu:

“Anh muốn vào dò xét giấc ma em”

Có điều là Xuân Diệu bộc lộ trực tiếp còn Ê-xê-nhin thì bộc lộ gián tiếp.

Niềm say mê người đẹp còn được thế hiện trong tính chất của hình tượng như sự mềm mại của “mái tóc”, sự khêu gợi của “lồng ngực”, sự yêu kiều của thân hình “mảnh dẻ”, sự thướt tha của “gió”, cái nhỏ nhoi của “cát”, sự đỏm dáng của “vầng trăng” và âm thanh êm nhẹ của tiếng lá “xạc xào” mỗi độ thu sang.

mái tóc xanh

Bạch dương đã cất lên thành lời. Cái không thể nào tự sự được đã tự sự, lời thơ mới huyền hoặc làm sao:

Và tôi nghe tiếng của bạch dương:

“Anh bạn tò mò ơi,
Đêm nay dưới trời sao vằng vặc
Có một chàng chăn cừu
Đã đến đây và khóc”.

Nếu bạch dương là hiện thân của một Ka-si-na nào đó, thì chàng chăn cừu si tình là hóa thân của người tình thi sĩ. Chàng chăn cừu đã tỏ tình dưới bầu trời đầy sao. Tưởng chừng vũ trụ bấy giờ chỉ còn có bạch dương và người chăn cừu si tình với những giọt nước mắt sung sướng, mãn nguyện.

Trăng như là chứng nhân cho cuộc tình của chàng chăn cừu và bạch dương:

“Trăng tỏa bóng mênh mông
Một màu xanh huyền ảo
Quỳ xuống đất chân trần
Chàng ôm lấy thân tôi”.

Cách thể hiện sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người trong thơ Ê-xê- nhin rất gần gũi với thi sĩ phương Đông. Chúng ta đã từng thấy trăng là chứng nhân cho những ước vọng tình yêu của con người, của đôi lứa:

“Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song”

(Nguyễn Du)

“Trong vườn đềm ấy nhiều trăng quá,
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi.
Tôi với người yêu qua nhè nhẹ...
Im lìm, không dám nói năng chi”

(Xuân Diệu)

Chỉ có câu chuyện “bày đặt” về chàng chăn cừu, nhà thơ mới bày tỏ được ước vọng mãnh liệt và nói được trôi chảy một điều thật là khó nói trong hình tượng thơ hết sức gợi cảm. Bộ lá xanh của bạch dương phủ xuống, lửng, để lộ thân cây trắng nuột khác chi thiếu nữ mặc váy ngắn “ngang đầu gối hở trần”. Ê-xê-nhin có cái nhìn thi sĩ nên tạo vật trở nên có hồn.

Đoạn kết là lời từ biệt của chàng chăn cừu:

“Tạm biệt nhé, con chim câu bé nhỏ,
Hẹn chờ nhau, mùa sếu sang năm”

Lời từ biệt của chàng chăn cừu khiến cho chuyện tình “bày đặt” càng trở nên “như thực”, vừa đế hóa giải bớt độ nồng nàn và táo bạo trong cách tỏ tình (e rằng làm kinh động trái tim trong trắng của nàng Ka-si-na chăng?) vừa để cho cái tôi trữ tình lặn sâu vào tự sự, giữ cho văn phong tao nhã, lịch thiệp.

Bài thơ “Mái tóc xanh” của Ê-xê-nhin nhạc điệu trẻ trung, hình ảnh mới mẻ, táo bạo, gợi cảm; tứ thơ biến hóa. Mượn cây bạch dương làm biểu tượng cho người thiếu nữ ẩn trong đó niềm say mê sắc đẹp của nàng, mượn lời bạch dương để kể về chàng chăn cừu si tình, ẩn trong đó những khát vọng tình yêu; rồi lại mượn lời người chăn cừu thổ lộ với bạch dương để tỏ niềm thương nhớ và hò hẹn một cách xa xôi bóng bẩy. Có lẽ thơ tình của nhân loại hiếm có một bài thơ tỏ tình nào hay đến thế!

Viết bình luận