Tinh thần tự do trong tập thơ "Nhật Kí Trong Tù" của Hổ Chí Minh
Tập thơ nổi tiếng “Nhật kí trong tù”, ngoài việc ghi lại những sinh hoạt trong tù, những nhận xét về xã hội Trung Quốc đương thời, còn thể hiện một cách sâu sắc và sinh động con người Hồ Chí Minh. Để hiểu được một cách sâu sắc và sinh động con người Hồ Chí Minh, để hiểu được một cách tường tận bậc đại nhân, đại trí, đại dũng, chúng tá phải lí giải được điều này: “Trong những ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Hồ Chí Minh cảm thấy đau khổ vô hạn vì bị mất tự do. Vậy mà có lúc Người lại tự nhận là “khách tự do”, “khách tiên””.
Bị giam giữ trong tù ngục, Bác luôn cảm thấy đau khổ vô hạn vì bị mất tự do. Bác đường đường là một đại biểu Việt Nam đến Trung Quốc để hội đàm, vậy mà bị tôìig giam vì bị tình nghi là “Hán gian”, không xét xử, rồi bị giải qua mười mấy nhà lao ở tỉnh Quảng Tây. Làm sao người khỏi xót xa đau khổ vì bị mất tự do phi lí như vậy. Có khi Bác diễn tả nỗi đau khổ vô hạn ấy một cách khái quát, trở thành triết lí:
“Trên đời ngàn vạn điều cay đắng
Cay đắng chỉ bằng mắt tự do”
Có khi Bác trào lộng một cách chua chát:
“Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù khi mở không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù”
Người đau khổ vì mất tự do về thể xác, vì “Thân thể ở trong lao”. Người bị đày đọa khổ sở như bất kì tù nhân nào. Đêm đêm, Người cũng phải tra chân vào cùm. Người hài hước về cảnh tượng lạ lùng này:
“Nghĩ việc trên đời kì lạ thật
Cùm chân sau trước cũng tranh nhau.”
Những lần giải tù thì “xiềng xích thay dây trói”, bị giải đi thuyền thì hai chân treo ngược trên mui, “lủng lẳng chân treo tựa giảo hình”. Sau bốn tháng tù, Người đã tiều tụy đi rất nhiều:
“Răng rụng mất một chiếc Tóc bạc thêm mấy phần Gầy đen như quỷ đói Ghẻ lở mọc đầy thân.”
Bác đau khổ vô hạn vì những ngày tù trôi qua vô ích trong khi tình thế cách mạng rất khấn trương, thời cơ cách mạng đang đến gần, đang rất cần sự có mặt của Người.
Đau khổ vì mất tự do thân thể, vậy mà có lúc Người là “khách tự do”, “khách tiên” vì Người quan niệm tự do không chỉ là tự do thân thể, mà quan trọng hơn là tự do tinh thần. Nhà tù có thế giam cầm, đày đọa thể xác của Người, nhưng tinh thần của Người, tư tưởng tình cảm ý chí thì có nhà tù nào giam cầm được? Người vẫn là “khách tự do”, vẫn là vị “khách tiên” trong tù:
“Hai giờ ngục mở thông hơi,
Tù nhân ngẩng mặt ngắm trời tự do;
Tự do tiên khách trên trời,
Biết chăng trong ngục có người khách tiên.”
Sự đối lập này đã được thề’ hiện trong bài thơ tuyên ngôn của tập nhật kí:
“Thân thể tại ngục trung,
Tinh thần tại ngục ngoại;”
(Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao)
Bước chân vào nhà lao huyện Tĩnh Tây, lần đầu tiên sa vào địa ngục trần gian, Bác đã khẳng định mình là khách tự do mà cũng là lời tiên tri:
“Mây mưa mây tạnh bay đi hết
Còn lại trong tù khách tự do”
Những đám mây nhởn nhơ trên bầu trời kia chẳng qua chỉ là phù vân, chỉ thoáng qua trong chóc lát rồi tan biến sạch, còn lại cuối cùng là con người có lí tưởng tự do và chiến đấu cho tự do.
Đọc “Nhật kí trong tù” chúng ta được chứng kiến nhiều cuộc vượt ngục bằng tinh thần của Bác. Tâm hồn lớn ấy có nhà tù nào giam cầm được:
“Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới
Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm tra.”
Trong tù, Người vẫn học đánh cờ, vẫn ngắm trăng:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
(Người ngắm trăng soi ngoài của sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
Bác thương người cũng với tinh thần “tại ngục ngoại”. Đọc bài thơ “Vợ người bạn tù đến thăm chồng”, chúng ta không thể nào tưởng tượng được đó là bài thơ của một nhà thơ ở trong tù:
“Anh đứng trong cửa sắt
Em đứng ngoài cửa sắt
Gần nhau trong tấc gang
Mà biển trời cách mặt.
Miệng nói chẳng nên lời
Nói lên bằng khóe mắt,
Chưa nói lệ tuôn đầy
Tình cảnh đáng thương thật.”
Không có xiềng xích nào trói nổi tâm hồn Người trên đường giải tù. Người vẫn thả hồn thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên:
“Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng,
Vui say ai cấm ta đừng”
Đêm đến trong tù, Người vẫn mơ về Tổ quốc, mơ về phong trào cách mạng trong nước:
“Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hỗn quanh”
Các nhà yêu nước, các chiến sĩ cách mạng khi bị thực dân đế quốc tù đày cũng vẫn luôn giữ được sự tự do tinh thần như thế. Phan Bội Châu bị bắt vào nhà tù Quảng Đông tự thấy:
“Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
Ông Xuân Thủy khi bị đế quốc bắt giam cũng có bài thơ “Không giam dược trí óc”.
“Đế quốc tù ta ta chẳng tù
Ta còn bộ óc ta không lo
Giam người khóa cả chân tay lại
Không thể ngăn ta nghĩ tự do. ”
Ở Hồ Chí Minh, sự tự do nội tại đã đạt đến cái ung dung chủ động. Nó vừa là cốt cách của các bậc hiền triết phương Đông, vừa là tinh thần làm chủ của người Cộng sản đã nắm vững quy luật của đời sống tự nhiên, xã hội và con người.
Trên đường giải tù, chân bị xiềng, mỗi bước đi xiềng xích khua nhưng Người vẫn cười trước nỗi đau khổ ấy:
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung
(Đi Nam Ninh)
Có khi bị giải đi bằng thuyền, chân bị treo lên mui thuyền, khổ sở biết mấy, vậy mà Người vẫn ngắm nhìn quang cảnh và thả hồn theo chiếc thuyền câu bềnh bồng:
Làng xóm ven sông đông đúc thế
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ hênh thênh
(Giữa đường đáp thuyền đi huyện Ung)
Bị giải từ gà gáy đến sáng, vậy mà trước buổi bình minh, Người quên mình là tù nhân mà tưởng rằng là một chiến sĩ trước sự toàn thắng của chủ nghĩa Cộng sản.
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn sớm sạch không
Cái ung dung chủ động của Người đến độ phi thường, nó làm cho con người vượt lên mọi đau đớn vật chất, mọi cảnh ngộ khổ ải, mọi gian nan thử thách. Nó còn là tinh thần phản kháng chế độ nhà tù hà khắc tàn bạo, nó thể hiện sự chiến thắng của nhân cách.
Đọc “Nhật kí trong tù” ta thấy Hồ Chí Minh quả là “khách tự do” là vị khách tiên. Tâm hồn, trí tuệ, tinh thần của Người không một ngục tù nào giam hãm được, không một sức mạnh nào khuất phục nổi. Bài học lớn trong “Nhật kí trong tù” là bài học về tinh thằn tự do.
Viết bình luận