Văn phân tích: Bên kia sông Đuống

Đi theo cách mạng, rồi đi kháng chiến chống Pháp, Hoàng cầm đã là nhà thơ nổi tiếng, sống giữa núi rừng Việt Bắc, nhà thơ vẫn hướng về quê hương Kinh Bắc bên kia sông Đuống. Những tin dữ về quê hương bị giặc tàn phá khiến cho nhà thơ đau đớn, xót xa, căm giận. Trong một đêm (1948) Hoàng Cầm đã viết xong bài thơ “Bên kia sông Đuống”. Bài thơ đã được truyền rộng rãi trong kháng chiến và được coi là một trong những bài thơ hay nhất viết về quê hương đất nước trong nền văn học hiện đại của nước nhà.

Bằng âm điệu trữ tình, nhà thơ hình dung lại toàn cảnh quê hương Kinh Bắc bên kia sông Đuống:

“Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh hãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bển này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”

ben-kia-song-duong-

Câu thơ “Em ơi buồn làm chi” là khởi hứng của bài thơ, cũng là điểm tựa cho xúc cảm trữ tình của nhà thơ. Khơi vào đúng nguồn mạch trữ tình, dòng thơ tuôn chảy trong những câu thơ tự do như không có trở lực gì ngăn cản được:

“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

Những câu thơ thật là tài hoa! Dòng sông yêu thương trong tâm tưởng thi nhân sao mà đẹp! Hình họa là của riêng thi nhân. Cái dáng “nghiêng nghiêng” ấy không phải trong không gian mà là trong thời gian (trong kháng chiến trường kì) mới lạ. Tình yêu của “em”, của “anh” và của mỗi chúng ta đổ dồn về dòng sông nhỏ mà sâu thẳm ấy. Màu sắc cũng thật là tha thiết, từ màu “trắng” của hoài niệm, đến màu xanh, hòa điệu của “xanh xanh” là “biêng biếc”, những sắc màu tươi đẹp của quê hương mà nghĩ đến lại thấy xót xa:

“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”

Nghệ thuật so sánh “sao xót xa như rụng bàn tay” của Hoàng cầm đã biểu hiện nỗi đau tinh thần thật là cụ thể, nỗi đau đớn tinh thần đã trở thành nỗi đau đớn của thể xác.

Quê hương Kinh Bắc bên kia sông Đuống cứ hiện dần lên trong hương vị, trong sắc màu văn hóa dân tộc:

“Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”

Điệp khúc “Bên kia sông Đuống” xoáy mãi vào tâm tư người đọc. “Bên kia” gợi hình ảnh của không gian gần gũi. Chính vì vậy mà lại càng xót xa. Chỉ một khoảng cách ngắn ngủi thôi mà bên này là tự do với cuộc sống yên lành mà “bên kia” là vùng tạm chiếm với khói lửa chiến tranh, với biết bao đau thương. Trong nỗi thương nhớ, nhà thơ hồi tưởng lại hình ảnh của quê hương trù phú, tươi đẹp. “Quê hương ta lúa nép thơm nồng” gợi hương vị đậm đà thanh khiết của miền quê. Nhà thơ gợi bằng khứu giác khiến chúng ta cảm thấy như chính nhà thơ đang sống trên quê hương của mình, như đang đi trên những cánh đồng lúa chín với mùi hương lúa mới. Tác giả còn gợi đến truyền thống văn hóa nghệ thuật độc đáo của vùng Kinh Bắc. “Tranh Đông Hồ” còn gọi là tranh làng Hồ là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Đó là một loại tranh dân gian đặc sắc của những nghệ nhân làng Hồ. Tứ thơ “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong” gợi đến những tác phẩm hội họa dân gian nổi tiếng như con gà, đàn lợn âm dương, đám cưới chuột, đánh ghen, hứng dừa... Cũng là lần đầu tiên, một nhà thơ biểu dương một hình thức nghệ thuật dân tộc như là quốc hồn quôc túy. Câu thơ “Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” vừa có ý nghĩa khái quát (màu dân tộc) lại vừa có ý nghĩa cụ thể về nghệ thuật tranh làng Hồ (sáng bừng trên giấy điệp).

Rồi những ngày khủng khiếp: Giặc Pháp tràn đến. Quê hương Kinh Bắc tươi đẹp chìm ngập trong máu lửa, điêu tàn:

“Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lén ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”.

“Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn”, ngọn lửa “ngùn ngụt” đó cũng là nỗi căm hờn của nhà thơ đối với quân giặc bạo tàn. Câu thơ ngắt ra đứt đoạn, khô khốc như nghẹn uất, nức nở. Giữa không khí khói lửa ngùn ngụt mà xuất hiện hình ảnh ẩn dụ “chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu” thật quá đắt, diễn tả một cách tài tình tội ác điên cuồng của lũ giặc - nó hay như hình ảnh “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình” trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn vậy.

bên-kia-sông-đuống-795x385

Cuộc sống trên quê hương Kinh Bắc tan tác, chia lìa. Đến sự yên vui của loài vật trong tranh làng Hồ cũng tan tác, chia lìa:

“Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?”

Biện pháp tu từ nhân hóa đã nâng cao hiệu quả thẩm mĩ. “Mẹ con đàn lợn âm dương, chia lìa đôi ngả” đó là tranh, nhưng cũng là sự thực ngoài đời. “Đám cưới chuột... tan tác về đâu” là sự tan tác của nghệ thuật, của văn hóa, nhưng cũng là sự tan tác của cuộc sống yên vui bên kia sông Đuống. Và như vậy là nhà thơ hai lần lên án tội ác của giặc Pháp xâm lược tàn phá cuộc Sống của dân lành và tàn phá nghệ thuật độc đáo của quê hương Kinh Bắc.

Tác giả lại trở về hoài niệm. Quê hương Kinh Bắc sống dậy trong lòng nhà thơ với biết bao hình ảnh thân thương. Mỗi một tên sông, tên núi, tên chùa... đều gợi đến lịch sử, đến truyền thông văn hóa, đến truyền thuyết, đến '‘hội hè đình đám”. Tác giả đối lập xưa và nay: “Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên” thì cuộc sống vui tươi như thế, nay thì vắng vẻ cô quạnh:

“Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu”

Hoàng Cầm có biệt tài chỉ chấm phá một vài nét là những khuôn mặt của quê hương Kinh Bắc hiện lên biết mấy thân thương:

“Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu”.

Những cô gái của quê hương quan họ hiện lên như những bông hoa tươi thắm:

“Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng”

Khuôn mặt “vàng”<1) của thiếu nữ là khuôn mặt “trái xoan” (trái sầu đông). Hoàng cầm lại phát hiện ra “khuôn mặt búp sen”, ít thiên về hình họa mà thiên về tinh thần như có hương có sắc, có tấm lòng trân trọng của nhà thơ đôi với vẻ đẹp của thiếu nữ Kinh Bắc. Những mẹ già bên kia sông Đuống, qua cái nhìn và nét bút của Hoàng cầm làm động lòng hết thảy chúng ta:

“Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giày đinh đạp gãy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo”

Yêu quê hương Kinh Bắc sâu sắc, nặng tình nặng nghĩa với mỗi con người của quê hương ruột thịt, lại từng trải và lịch lãm, nên mỗi chữ thơ của Hoàng Cầm nặng trĩu tấm lòng của thi nhân. Chữ “còm cõi” tràn đầy xót thương. “Mẹ già nua còm cõi” mà “gánh hàng rong” của mẹ cũng “còm cõi” với “dăm miếng cau khô” queo quắt với “mấy lọ phẩm hồng” lòe loẹt không giấu được cái nghèo của gánh hàng rong.

“Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm”

Câu thơ “đầm hoen” nước mắt của thi nhân, đọc thấy cay nơi con mắt.

Tác giả lại sử dụng nghệ thuật đối lập, một bên là “mẹ già nua còm cõi” một bên là “lũ quỷ mắt xanh”, “khua giày đinh” càng làm nổi bật sự tàn bạo của bọn giặc xâm lược. Tác giả còn phụ họa bằng hình ảnh của thiên nhiên thật là tài tình. Những chiếc lá đa lác đác trước lều rụng rơi, chia lìa, chết chóc. Và khi “Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong, Bước cao thấp bên bờ tre hun hút” thì lại:

“Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu”

Một đường trắng ngang qua sông Đuống lạnh cả không gian, thảng thốt, kinh hoàng.

Hoàng Cầm lại đau lòng nghĩ đến đàn con thơ trong vòng vây của lũ giặc bạo tàn:

“Bên kia sông Đuống
Ta có đàn con thơ
Ngày tranh nhau một bát cháo ngô
Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn
Lẩy mẹt quây tròn
Tưởng làm tổ ấm
Trong giấc thơ ngây, tiếng súng dồn tựa sẩm
Ú ớ can mê
Thon thót giật mình
Bóng giặc giày vò những nét môi xinh"

Trong chiến tranh còn gì đáng thương hơn là trẻ thơ! Ta đã từng xúc động với lũ trẻ trong bài thơ “Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy”. Giờ đây lại chính là những đứa con của thi sĩ Hoàng cầm bên kia sông Đuống, đói khát “ngày tranh nhau một bát cháo ngô”, bom đạn đe dọa “đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn”. Tiếng súng giặc đã dội vào “giấc thơ ngây” của trẻ thơ và khuếch đại lên trong trái tim thi nhân thành tiếng sấm!

“Trong giấc thơ ngây, tiếng súng dồn tựa sẩm”

Hoàng Cầm yêu tha thiết quê hương Kinh Bắc, gắn bó máu thịt với từng “bãi mía bờ dâu” với nền văn hóa lâu đời và độc đáo, với những con người đáng thương đáng mến, với truyền thông đấu tranh bất khưất của quê hương. Hoàng Cầm cũng rất mực tài hoa và giàu cảm xúc. Chỉ một đoạn thơ, ta cũng nhận ra được những nét đặc sắc của bài thơ “Bên kia sông Đuống”. Bằng âm điệu phong phú của thể thơ tự do, bằng nghệ thuật tạo hình điêu luyện, tác giả đã diễn tả được hình ảnh của quê hương Kinh Bắc thân yêu đang chìm trong máu lửa và tình cảm xót xa, đau đớn, thương cảm của nhà thơ đối với quê hương đang bị giặc giày xéo. Từng câu thơ cháy lên ngọn lửa căm thù ngùn ngụt trong lòng thi sĩ. Bài thơ “Bên kia sông Đuống” gợi lên niềm xúc động lớn lao và cho chúng ta yêu sâu đậm thêm những giá trị tinh thần trên quê hương đất nước thân yêu của mình.

Viết bình luận